Home > Technology > Technology – Công nghệ

Technology – Công nghệ

20121115-102816.jpg
Trước khi post loạt bài “Cuộc chiến patent trong thế giới smartphone&tablet“, tôi đã viết một bài nho nhỏ này nhằm giúp một số bạn đang hiểu lệch lạc về “công nghệ” có cái nhìn chính xác hơn.

Công nghệ là gì? Theo Wikipedia, đây là việc tạo ra, sửa đổi, cách sử dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, hàng thủ công, hệ thống, phương pháp tổ chức, giải quyết một vấn đề, cải thiện cách thức giải quyết có từ trước của một vấn đề, đạt được một mục tiêu hoặc thực hiện một chức năng cụ thể.

Technology” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “τεχνολογία” với ý nghĩa “nghiên cứu về nghệ thuật, kỹ năng, thủ công“. Thuật ngữ này được sử dụng rất rộng lớn, có thể được áp dụng nói chung hoặc trong các lĩnh vực cụ thể của xã hội như: công nghệ y tế, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ quân sự, công nghệ xây dựng, công nghệ năng lượng…

Khởi nguồn của “công nghệ” bắt đầu được hình thành khi loài người biết đến việc chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các công cụ thô sơ. Thời tiền sử khi con người bắt đầu biết cách làm ra ngọn lửa để giữ ấm và nấu thức ăn, hay việc phát minh ra bánh xe giúp loài người trong việc đi lại, hay phát minh ra dòng điện từ thiên nhiên giúp cho việc sản xuất, đây đều được gọi là công nghệ do con người tạo ra. Sự phát triển gần đây của công nghệ, bao gồm việc tạo ra máy in, điện thoại, internet đã giảm bớt rào cản vật chất cũng như địa lý và giúp con người tương tác thông tin với nhau một cách nhanh chóng trong môi trường toàn cầu.

Tuy nhiên, công nghệ không thuần túy được sinh ra nhằm mục đích hòa bình giúp ích cho đời sống con người. Các vũ khí tối tân và hiện đại ngày nay mà đại diện là vũ khí nguyên tử và vũ khí hạt nhân là hai thứ có thể giết chết bất kỳ ai hoặc có thể xóa sổ cả một quốc gia trên bản đồ thế giới chỉ trong vài phút hay thậm chí vài giây. Càng nguy hiểm hơn khi con người biết cách kết hợp giữa công nghệ quân sự và công nghệ sinh-hóa học để tạo ra các loại vũ khí sinh-hóa học có thể làm cho cả một quần thể nhiều quốc gia bị diệt chủng. Rõ ràng tùy theo cách áp dụng và mục đích, mà công nghệ có thể đem đến niềm hạnh phúc và tiện lợi cho con người hoặc đem đến một thảm họa hay nỗi sợ hãi trong cuộc sống.

Có lẽ do sự bùng nổ của internet, computer, smartphone trong những năm qua mà rất nhiều người khi nhắc đến hai chữ “công nghệ” là nhắc đến những thiết bị liên quan đến chúng. Sẽ rất tai hại khi bạn cho rằng mình hiểu rõ về internet, computer, smartphone là mình thuộc về tầng lớp “người am hiểu công nghệ“. Thực chất bạn chỉ am hiểu một nhánh nhỏ công nghệ trong muôn vàn công nghệ của xã hội. Nếu một anh bạn IT được gọi là “người am hiểu công nghệ“, thì anh bạn sửa xe ngoài đường cũng phải được gọi là “người am hiểu công nghệ“, một anh công nhân xây dựng cũng phải được gọi là “người am hiểu công nghệ“. Anh sửa xe hay anh công nhân xây dựng có thể không biết gì về internet, smartphone, ngược lại anh IT cũng không thể sửa chữa chiếc xe của mình hay không thể xây dựng căn nhà của mình. Do vậy sẽ rất bất công và vô lý khi một anh IT thì được coi là người am hiểu công nghệ, còn những người làm việc trong các ngành nghề khác lại không được coi là dân công nghệ.

Một lý do khiến công nghệ của một số ngành nghề khác không nổi trội hay phổ biến bằng công nghệ thiết bị điện tử tiêu dùng bởi chúng chỉ áp dụng trong quân sự, y tế, vũ trụ… Đó là những thiết bị chỉ có giới chuyên môn mới hiểu rõ và sử dụng được. Ngoài ra, sự bùng nổ của các trang báo internet với các thông tin liên quan đến điện tử tiêu dùng chiếm hầu hết so với các thông tin ngành nghề khác cũng khiến con người dễ bị lầm tưởng.

Khi bạn thấy một anh bạn đang ngồi uống cafe, làm việc với cái máy laptop trông có vẻ rất thành thạo với các thao tác liên quan đến computer thì tôi tin rằng hầu hết mọi người đều nghĩ rằng “anh ta là dân công nghệ“. Điều này chỉ đúng khi bạn thêm hai chữ “thông tin“. Bởi khi tôi nhìn và nghe một anh bạn sửa xe ô tô nói chính xác các thông tin liên quan đến thế giới xe ô tô cùng việc anh ta tháo ráp các bộ phận khi sửa chiếc xe một cách dễ dàng, tôi cũng cho rằng “anh ta là người am hiểu công nghệ“, và ở đây là công nghệ ô tô.

Kết:
– Trước khi computer và internet du nhập vào Việt Nam, thì từ ngữ “công nghệ” hầu như ít khi được sử dụng, thay vào đó thành ngữ “khoa học kỹ thuật” được dùng để nói về các công nghệ. Đến khi chúng ta có computer, có internet thì dần dần cũng hình thành cái gọi là “dân công nghệ” để nói về những người làm việc trong lĩnh vực này. Có thể nói sự tai hại khi chúng ta áp dụng sai tiếng Việt là rất lớn, vì nó khiến cho cả một thế hệ hiểu sai một cách trầm trọng ý nghĩa của một từ ngữ trong một thời gian khá dài. Không riêng gì các bạn trẻ mới nghĩ sai, ngay cả người lớn hay cả giáo viên vẫn có thể sử dụng sai từ ngữ một cách vô ý thức khi chúng ta chưa hiểu rõ ràng ý nghĩa của từ ngữ đó.

– Qua bài blog nho nhỏ này, hy vọng những ai còn cho rằng “dân công nghệ” là để chỉ người biết rõ về computer, IT sẽ thay đổi cách nói về từ “công nghệ“. Bởi công nghệ không phải từ chuyên dùng cho computer, IT hay thiết bị điện tử tiêu dùng, mà công nghệ được áp dụng nói chung hay tất cả các lĩnh vực cụ thể khác trong xã hội.

Categories: Technology
  1. Tran Trong Duong
    November 19, 2012 at 12:47 pm

    Mình biết định nghĩa về công nghệ qua môn Quản lý công nghệ được học hồi năm thứ nhất. Trước khi học mình cũng lệch lạc như trên, nhưng sau khi học thì nắm rõ được rồi. Dù sao cũng cảm ơn bạn về bài viết.

  2. le vy
    February 24, 2013 at 3:35 pm

    à, thực ra thì “dân công nghê” là cách nói gọn của “dân công nghệ thông tin” ấy mà

    • Nam H.
      March 1, 2013 at 11:47 am

      Nói như bạn vậy sau khi đọc bài này bạn cũng chả tiếp thu được gì.
      Vậy anh nông dân rành công nghệ nông nghiệp thì vẫn gọi là anh nong dân ư, chứ ko được gọi là dân công nghệ à?
      Bài viết tuy ngắn nhưng cực kỳ bổ ích, chắc chắn có rất nhiều người còn nhầm lẫn vấn đề này.

      • March 3, 2013 at 7:26 pm

        Hôm nay phải chứng thực cho thằng bạn học cơ khí, để nó biết mình là dân công nghệ. Thank so much!!

  3. March 4, 2013 at 2:29 am

    Vậy anh/chị có recommend người ta nên dùng thuật ngữ nào để chỉ dân có kiến thức về điện tử tiêu dùng thay cho ‘dân công nghệ’ ko?

    • TuấnCK
      March 4, 2013 at 6:58 am

      Theo định nghia của bài này, tác gia muốn nói ko phải người biết về smartphone, IT, computer mới được gọi là dân công nghệ. Những ngành nghề khác vẫn được gọi là dân công nghệ.
      Có lẽ do nguoi Việt mình dùng từ viết tắt quã nhiều thành ra bản chất của công nghệ là gì thì mọi người đã quên hay hiểu sai lệch.

  4. March 12, 2013 at 5:18 am

    Mình nghĩ đó chỉ là vấn đề ngôn ngữ thôi, theo thời gian ý nghĩa của từ ngữ có thể biến đổi lệch đi so với nghĩa gốc, mọi người vẫn hiểu. Quy luật của ngôn ngữ và con người là: cái gì sai lặp lại nhiều thì nó sẽ thành đúng

  5. tqy284
    March 25, 2013 at 11:03 am

    cho em hỏi cái bom nguyên tử với bom hạt nhân ko phải là 1 hả. Nếu ko thì ai giải thích nó khác nhau như thế nào cho em với.

    • Anonymous
      June 4, 2013 at 8:21 am

      Bom nguyen tu chi la con cháu của bom hạt nhân thôi bạn ơi. 1 đầu đạn hạt nhân có sức mạnh vài chục lần cái trái bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Trong bom nguyên tử không chứa thành phần lõi hạt nhân, nhưng đầu đạn hạt nhân lại chứa thành phần của bom nguyên tử, nó được kích hoạt nổ trước rồi mới khiến cho cả cái đầu đạn hạt nhân nổ.

      Mình chỉ biết sơ sơ vay thoi à.

  1. No trackbacks yet.

Leave a comment